![]() |
Trường tiểu học Phan Chu Trinh |
Trong tuần đầu tiên sau ngày tựu trường (22/8), cô chưa được bàn giao lớp; tới ngày 23 thì mới được nhận và gặp gỡ học sinh chừng 1 tiếng rồi về. Ngày 24-25/8 là thời điểm bận rộn chuẩn bị thời khóa biểu học hành, cô có dặn dò nhắc nhở học sinh nhưng không đánh mắng. "Rất khó để cho rằng học sinh về nói với phụ huynh cô khó thế này hoặc thế khác".
Theo cô giáo, khi học sinh không làm hay học bài, cô không kìm chế được mới đánh trẻ; nhưng việc này chỉ xảy ra ở tuần đầu tiên.
“Từ năm 2017 tới nay, khi xuất phát đơn khiếu nại về hiệu trưởng - tôi đã không sử dụng thước hay roi để đánh học sinh nữa.Thời điểm đó cũng có phụ huynh nói với tôi rằng con họ bị áp lực nên vào trường phản ánh chuyện này. Nhưng phụ huynh cũng xác định với ban giám hiệu là cô giáo không đánh bé. Còn ban giám hiệu nhiều lần gọi điện thoại cho phụ huynh vào trường và bảo rằng phải viết đơn thì mới có cơ sở thưa kiện cô giáo; lúc đó mới có thể chuyển lớp”.
Cô giáo cũng cho rằng những khiếu nại đã được giải quyết nhưng hiệu trưởng vẫn không phục, dẫn tới có nhiều động thái trù dập về chuyên môn.
“Tôi không biết về việc lắp đặt camera theo dõi mình. Như camera ghi nhận lớp có 50 học sinh nhưng tuần lễ đầu có 1 nửa lớp không làm bài, viết bài, nói chuyện rất nhiều. Tôi dạy đã 12 năm, chưa bao giờ để 1 học sinh nào phải ở lại lớp. Tôi đã kèm từng em, thậm chí có những em vào sau thì cuối năm vẫn có thể làm được những bài tập như bạn khác… cho nên khi các em như vậy tôi có bực mình, nóng vội, mất kiểm soát. Tôi vỗ lên đầu các em là sai nhưng thực ra là sự bất chợt chứ không phải đánh các em đau hay bạo hành”- cô giáo giải thích.
Cũng theo cô, sau ngày 2/9, có phụ huynh gọi đến phản hồi rằng dạy làm sao mà học sinh sợ không đi học. Khi cô hỏi phụ huynh này là ai thì họ không nói tên mình, cũng không nói tên học sinh.
"Anh không nói ra thì làm sao tôi biết con anh là ai để trao đổi; trong khi gần nửa lớp không viết, không học”.
Theo cô, dù là lớp 2 nhưng đã có học sinh nói tục, giả mạo chữ ký của phụ huynh. "Với trách nhiệm của giáo viên, tôi nghĩ mình không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách xưng hô".
Về những lời lẽ trong clip, cô cho rằng mình chỉ dùng hình ảnh để so sánh sự khác biệt.
Cô cũng phân vân rằng trường chỉ gắn camera ở hành lang, phụ huynh không được lên lớp thì camera được gắn khi nào. “Camera được gắn trên tủ thì chỉ là người lớn mới làm được. Hơn nữa việc quay trong nhiều ngày thì ai là người thay pin cho camera”.
Cô giáo bị quay lén camera cũng cho hay, ngày 4/9 có nhận được cuộc gọi điện của phụ huynh xưng là mày - tao. Thậm chí phụ huynh còn dọa dẫm và cô đã ghi âm lại.
"Tôi hoang mang hỏi cô chủ nhiệm cũ của lớp, cô bảo phụ huynh đa số là trí thức. Tôi đã báo sự việc này cho công an để nắm sự việc. Rõ ràng, tôi không đụng học sinh từ tuần lễ thứ 2, còn clip này ghi từ tuần lễ thứ nhất. Không hiểu sao từ tuần lễ thứ 2 lại có phụ huynh gọi với tôi như vậy" - cô đặt câu hỏi.
Cô giáo cũng cung cấp thêm thông tin: Ngày 9/9 khi phụ huynh có đơn tố cáo thì ngày 10/9 ban giám hiệu gọi cô lên. Cô đã giải thích là không đánh học sinh từ tuần thứ 2.
Cũng theo lời cô phân trần, khi sự việc được đưa lên mạng, phụ huynh của trường đã chia làm hai phe. Một phe nói rằng học sinh về nhà nghiêm túc học tập nên không phàn nàn và cho rằng cô làm vậy không có gì quá đáng nhưng một nhóm phụ huynh phản bác lại.
“Một nhóm vào trường xin ban giám hiệu mở một cuộc họp phụ huynh sớm hơn ở lớp nhưng ban giám hiệu bảo rằng chưa cần thiết”.
Trước đó, cô giáo có nhận được quyết định trả lời của UBND quận Tân Phú về việc mình đã tố cáo hiệu trưởng. Trong quyết định này, quận Tân Phú xác nhận hiệu trưởng nhà trường làm sai một số việc như chi tiền phụ trội của giáo viên, tiền bảo hiểm...
Sáng ngày 7/10, ban giám hiệu Trường Tiểu học Phan Chu Trinh đã có trao đổi với báo chí. Cuộc gặp gồm có bà Trần Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Mai Hoa, cả hai là phó hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng Đỗ Thị Sửu do có công việc phải xử lý nên không có mặt.
Theo bà Hoa, tới thời điểm hiện tại trường chưa có chủ trương lắp camera trong lớp. Camera mới được lắp đặt ở cổng trường, hành lang để theo dõi sự an toàn của trẻ. Nhà trường cũng rất muốn tìm hiểu việc phụ huynh lớp 2/11 lắp được camera để ghi lại các hình ảnh của cô giáo, nhưng hiện tại sẽ quan tâm việc xử lý giáo viên và ổn định tâm lý cho học sinh, cán bộ công nhân viên... trước.
Lê Huyền
" alt=""/>Trần tình của cô giáo đánh học sinh bị camera ghi lại
Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2018 - Bùi Phương Nga sinh năm 1998 tại Hà Tĩnh. Cô hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Tài chính Tiên tiến 58B, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tham gia Hoa hậu Việt Nam 2018, cô từng là cái tên được chú ý ngay từ những ngày đầu sơ khảo bởi nhan sắc xinh đẹp và thành tích "khủng" cả về học tập lẫn các cuộc thi nhan sắc.
Trước đó, Bùi Phương Nga đã đăng quang Hoa khôi Sinh viên thanh lịch Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Cô cũng giành giải nhất cuộc thi Tìm kiếm gương mặt trang bìa báo Sinh viên Việt Nam.
9X là một trong 10 sinh viên tiêu biểu được nhận bằng khen của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2017 và cũng là sinh viên giỏi của trường.
Không chỉ có nhan sắc ấn tượng, Bùi Phương Nga còn rất tài năng và học giỏi. Thời phổ thông, Phương Nga luôn là học sinh giỏi trong suốt 12 năm liên tiếp và cũng là cán bộ lớp cần mẫn.
Phương Nga từng chia sẻ, bản thân theo chủ nghĩa hoàn hảo, ví dụ như khi làm bài tập nhóm, cô luôn là người kiểm tra lại cuối cùng.
Ước mơ của Phương Nga là trở thành giảng viên tại chính ngôi trường mình đang theo học – Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Phương Nga còn có khả năng nhảy rất tốt nhờ luyện tập vũ đạo từ năm lớp 7. Cô là thành viên Đội văn nghệ ĐH Kinh tế quốc dân.
Nụ cười tươi rạng rỡ "thương hiệu" luôn là thứ khiến người khác chú ý ở Phương Nga. Nhờ ngoại hình sáng, cô làm mẫu ảnh từ những năm cấp 3.
Trong trang phục áo dài trắng, người đẹp cao 1,72m với số đo ấn tượng 84-64-92 luôn nổi bật cùng nụ cười rạng rỡ.
Phương Nga cho biết, bản thân vẫn luôn tâm đắc câu nói: “Muốn đội được vương miện thì phải chịu được sức nặng của nó”. Vì vậy cô luôn tự nhắc nhở mình phải sống có trách nhiệm và làm nhiều điều ý nghĩa hơn nữa cho xã hội, cộng đồng.
Trường Giang
Ái Phi không chỉ thu hút ánh nhìn bởi ngoại hình cao ráo, xinh xắn. Nữ sinh 10x còn đặc biệt được chú ý khi có nét giống các diễn viên Dương Mịch, Lưu Diệc Phi của Trung Quốc.
" alt=""/>Bộ ảnh kỷ yếu trong trẻo chia tay tuổi sinh viên của Á hậu Bùi Phương NgaTừ những lớp học nghề, Huyện hình thành nhiều mô hình hiệu quả, như trồng nấm; nghề xây dựng, nghề nấu ăn, nghề đan lát mây - tre - lá… Sau học nghề, nhiều người không những tự tạo được việc làm mà còn tạo việc làm cho người khác.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Huyện triển khai tích cực đã giúp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tính từ 2010 đến nay, Huyện đã đào tạo nghề cho hơn 5.400 LĐNT, bình quân mỗi năm đào tạo 540 người. Trong đó, 4.576 LĐNT được hỗ trợ chi phí học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp từ nguồn kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng từ Đề án 1956, số lao động còn lại được hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa và các nguồn lực khác. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề hơn 90%.
Kim Anh
" alt=""/>Huyện Vạn Ninh: 10 năm đào tạo nghề cho hơn 5.400 lao động nông thôn